Trong điều tra nguyên nhân các vụ cháy, có tới hơn 90% vụ việc được xác định là bắt nguồn từ vật dụng dễ cháy gây nên. Do đó, việc xác định rõ đâu là những vật liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ là điều mà mỗi gia đình cần thực hiện để bảo vệ toàn diện tính mạng và tài sản của mình trước nguy cơ hỏa hoạn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng AICA HPL đi tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm vật liệu dễ cháy là gì và những đặc điểm của loại vật liệu này để có biện pháp phòng ngừa đúng đắn.
Vật liệu dụng dễ gây cháy được hiểu đơn giản là vật liệu có chứa những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như bông vải, giấy, xăng, dầu, rượu, bông, sợi vải,...
Hiểu theo cách khác, vật liệu có thể xảy ra là vật liệu có chứa những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Những chất này có rất nhiều trong tự nhiên, tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau mà ta vẫn thường thấy trong cuộc sống như bông vải sợi, xăng, dầu,....
>>> Có thể bạn quan tâm: Các loại đám cháy cần biết và những phương án xử lý tối ưu nhất
Các vật liệu có khả năng cháy cao có thể chia làm 3 dạng chính dựa trên 3 trạng thái tồn tại khác nhau:
>>> Có thể bạn quan tâm: Vật liệu xây dựng gồm những gì? Cách lựa chọn vật liệu "chuẩn" nhất
Để nhận dạng vật dụng dễ cháy, ta cần xác định dựa trên 4 yếu tố dưới đây:
>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiệt độ tự bốc cháy là gì? Hiểu rõ để phòng ngừa nguy cơ cháy nổ
Các chất dễ cháy càng có khả năng bùng phát thành đám cháy nếu được tác động thêm bởi những yếu tố sau:
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng có khả năng tác động và làm tăng tính dễ cháy của các chất. Trong đó, nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tính chất cháy của vật dụng dễ cháy bằng cách tác động lên các yếu tố như điểm cháy, nhiệt độ bốc hơi và nhiệt lượng cần thiết để đốt cháy các chất.
Điểm cháy ở đây được hiểu là nhiệt độ tối thiểu để các chất bắt đầu xuất hiện phản ứng cháy. Khi nhiệt độ vượt qua điểm cháy, chất sẽ bắt đầu xảy ra phản ứng cháy và cháy cho đến khi không còn chất nữa hoặc khi bị cắt đứt nguồn nhiệt.
Nhiệt độ bốc hơi là nhiệt độ mà khi đó chất sẽ chuyển trạng thái từ lỏng sang hơi. Khi nhiệt độ vượt qua nhiệt độ bốc hơi, chất sẽ bốc hơi và tạo ra các hơi cháy có thể gây ra hiện cháy nổ. Riêng với nhiệt lượng cần thiết để đốt cháy được hiểu là nhiệt lượng cần thiết để khởi đầu quá trình cháy của các chất. Con số này có thể tính toán dựa trên nhiệt lượng phản ứng cháy của chất và nhiệt lượng cần thiết để đun chảy và bốc hơi chất đó.
Hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tính chất cháy của các chất cũng như các yếu tố có khả năng làm tăng tính dễ cháy của chúng. Từ đây, xây dựng lên những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, ngăn ngừa các đám cháy phát xuất từ các vật liệu dễ cháy.
Mối tương quan giữa hai yếu tố nồng độ chất cháy và tính dễ cháy là yếu tố quan trọng giúp đánh giá khả năng làm phát sinh cháy của các vật liệu dụng dễ cháy. Trong đó, nồng độ chất cháy đề cập đến số lượng các chất cháy có mặt trong một không gian nhất định. Đó có thể là nồng độ chất cháy trong một chất rắn hoặc lỏng hay nồng độ của chất cháy trong không khí.
Khi tăng nồng độ chất cháy có thể làm tăng tính dễ cháy của vật liệu, đồng thời đẩy nhanh khả năng cháy và tốc độ cháy của chất. Ngược lại, khi giảm nồng độ chất cháy, phản ứng cháy cũng có khả năng được tiêu giảm đáng kể.
Ngoài ra, nồng độ chất cháy cũng gây ảnh hưởng đến tỷ lệ hỗn hợp chất cháy và chất không cháy trong cùng một hỗn hợp. Tức là, khi nồng độ chất cháy cao, tỷ lệ chất cháy trong hỗn hợp cũng cao, theo đó khả năng cháy cũng tăng lên đáng kể.
Chính vì những lý do này nên việc đánh giá mối quan hệ giữa nồng độ cháy và tính dễ cháy rất quan trọng trong việc đánh giá và quản lý các nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ. Những nhận định này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách tác động của nồng độ chất cháy lên khả năng cháy của vật liệu dễ cháy, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Áp suất là một yếu tố có tác động rất lớn đến tính dễ cháy của một chất. Khi tăng áp suất, khả năng cháy của một chất sẽ tăng lên. Ngược lại, giảm áp suất cũng đồng thời làm giảm tính dễ cháy của vật.
Lý do là vì, khi tăng áp suất chúng ta đã đồng thời tạo ra môi trường nơi có các phần tử chất cháy được xích lại gần nhau hơn. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng cháy diễn ra nhanh và mạnh hơn. Bên cạnh đó, áp suất cao cũng đồng thời làm tăng tốc độ truyền lửa trong hệ thống cháy.
Vì vậy, áp suất đóng vai trò rất lớn trong việc xác định tính chất dễ cháy của một vật. Hiểu rõ các tác động của áp suất lên tính dễ cháy của vật liệu dễ cháy nổ là điều cần thiết phải biết để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng, lưu trữ và bảo quản các vật liệu này.
Phản ứng oxi hóa và khả năng truyền chất cháy là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến khả năng cháy của một vật dụng dễ cháy. Trong đó, sự tương tác giữa chất cháy và oxy càng mạnh, quá trình cháy càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.Phản ứng này có khả năng sinh nhiệt, làm tăng nhiệt độ và năng lượng cháy của các chất.
Ngoài ra, khả năng truyền chất cháy còn liên quan đến khả năng truyền nhiệt và chất cháy từ vị trí này đến vị trí khác. Nếu chất cháy có khả năng truyền chất cháy tốt, các đám cháy sẽ càng dễ bùng phát và lan rộng hơn. Điều này có thể làm gia tăng tính dễ cháy cũng như tính nguy hiểm của các chất.
Bên cạnh đó, sự tương tác giữa các vật liệu có khả năng cháy nổ cao với oxi cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ cháy của các chất. Khi có sự tương tác tốt giữa chất cháy và oxi, tốc độ cháy sẽ được đẩy mạnh và chất đó sẽ cháy mạnh hơn.
Vì vậy, khi hiểu rõ được mối tương quan và sự tương tác giữa chất cháy với oxi, bạn sẽ có thể đánh giá được tính dễ cháy của một chất, từ đó đưa ra được những biện pháp phòng cháy hiệu quả.
Hiểm họa cháy nổ luôn tồn tại xung quanh mỗi chúng ta, trong đó có một số vật liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao vẫn luôn thường trực trong gia đình mà bạn cần lưu ý:
Đứng đầu trong danh sách các vật liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao trong gia đình là bình và bếp ga. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra cháy nổ tại các khu nhà dân, khu chung cư theo thống kê. Trong đó, các vụ cháy nổ chủ với ga chủ yếu được cho là xuất phát từ việc khí ga bị rò rỉ, quên tắt bếp ga hoặc đun nấu mà không trông coi.
Vì vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần lưu ý khóa chặt bình ga. Lưu ý không được để trẻ em đến gần bình ga hay bật tắt không đúng quy tắc. Ngoài ra, nên trang bị thêm đóng/mở van ga tự động để gia tăng tính an toàn.
Đứng sau ga trong danh sách các vật liệu dễ cháy trong nhà là sạc, pin dự phòng. Bởi, sau một thời gian dài sử dụng pin hoặc sạc pin có nguy cơ bị phồng, nóng và gây nổ. Lúc này, chất lithium trong pin sẽ tiếp xúc với oxi trong không khí và gây cháy. Đó cũng chính là lý do vì sao vật liệu này không được phép mang lên máy bay.
Với sạc, pin dự phòng khi mua bạn cần lưu ý mua ở những địa chỉ uy tín, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra khi sử dụng, hạn chế tối đa đặt chúng lên các bề mặt dễ cháy như nệm hay khăn lông. Cần lau chùi tay khô ráo trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Đặc biệt ghi nhớ không nên cắm sạc quá lâu hay để qua đêm.
Bình nóng lạnh cũng là vật liệu dễ cháy nếu bạn không có phương án sử dụng hợp lý. cấu tạo chung của bình nóng lạnh khá tương đồng với ấm đun siêu tốc gồm thanh đun, rơ le và bình chứa nước,...
Khi còn mới, bình khó phát sinh sự cố. Tuy nhiên, sau quá trình dài sử dụng, các nguy cơ như rò điện, chập cháy là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tương tự, điều hòa cũng là vật liệu dễ cháy nếu không được sử dụng và bảo trì hợp lý. Sau quá trình sử dụng lâu dài, các bộ phận của điều hòa có khả năng nóng lên và suy giảm chất lượng.
Bên cạnh đó, các sự cố như chập điện, quá tải đường điện trong ngày hè cũng làm gia tăng nguy cơ cháy nổ ở vật liệu này. Do đó, muốn được đảm bảo an toàn cao nhất, bạn nên thường xuyên bảo trì điều hòa, vệ sinh và thay mới các linh kiện cần thiết.
Bóng đèn dây tóc hoàn toàn có thể phát nổ nếu bị quá tải hoặc khi chập cháy điện. Khi nổ, các mảnh thủy tinh có thể văng xa và gây nguy hại cho người đứng gần. Chính vì thế, khi chọn mua dụng cụ thắp sáng này, bạn nên chọn lựa thật kỹ, tìm mua các loại bóng có chất lượng tốt, độ an toàn cao. Đặc biệt nên thắp sáng ở thời lượng vừa phải, không nên bật tắt liên tục vì có thể khiến bóng đèn bị cháy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 8 nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến hiện nay
Lời kết:
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về vật liệu dễ cháy là gì và một số vật liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao trong nhà. Nên nhớ, các vật liệu có thể phát sinh cháy bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau và có thể gây nguy hại cho người nếu không có phương án phòng ngừa hợp lý. Hãy nâng cao ý thức phòng cháy trong nhà, bảo quản các chất dễ cháy đúng nơi quy định, kết hợp thêm với việc sử dụng các vật liệu chống cháy và vật liệu xây dựng xanh chất lượng của AICA HPL để bảo vệ toàn diện cho cả gia đình bạn.
Đức Minh/Kiến thức
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108993025
Copyright © 2024 AICA HPL