×

TOP 10 Vật liệu chống cháy phổ biến và được ứng dụng trong xây dựng 2024

  • Thứ tư, 14:01 28/02/2024
  • Với tình trạng hỏa hoạn, cháy nổ đáng báo động như hiện nay, việc sử dụng vật liệu chống cháy trong công trình xây dựng là điều không thể thiếu để bảo vệ con người và tài sản. Vì vậy, có rất nhiều loại hình vật liệu giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của đám cháy đã được nghiên cứu và phát triển trên thị trường ngày nay. Trong đó, mỗi sản phẩm sẽ sở hữu những đặc tính rất khác biệt về độ bền, thời gian chống cháy, độ phức tạp trong thi công, cũng như chi phí,... Vậy, cụ thể vật liệu xây dựng chống cháy là gì? Và đâu là loại vật liệu chống cháy phù hợp với công trình của bạn? Hãy theo dõi bài viết của AICA HPL để nắm bắt thông tin chính xác nhất nhé.

    Vật liệu xây dựng chống cháy là gì?

    Vật liệu chống cháy tiếng anh là fireproof material được hiểu là những loại vật liệu có tác dụng ngăn chặn và làm chậm quá trình lây lan của các đám cháy. Các vật liệu này có thể chịu nhiệt trong suốt thời gian dài và có khả năng chống lại lửa, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại  gây ra cho người và của nếu phát sinh hỏa hoạn.

    vật liệu chống cháy là gì
    Vật liệu chống cháy là gì?

    Trong thực tế, chúng ta vẫn có 1 loại vật liệu xây dựng khác là vật liệu không cháy - khái niệm có sự tương đồng khá lớn với vật liệu cách nhiệt chống cháy. Tuy nhiên, ưu điểm chất lượng vật liệu ngăn cháy và tính “chống cháy” này chưa thực sự cao. Và cũng phải khẳng định rằng, hiện chưa có 1 loại vật liệu nào có khả năng ngăn cháy nổ hoàn toàn đến 100%. Do đó, vật liệu cách nhiệt chống cháy vẫn là phương án được các đơn vị xây dựng ưu tiên sử dụng trong quá trình thực hiện các dự án nhà ở, công xưởng,....

    Vai trò của vật liệu cách nhiệt chống cháy trong xây dựng

    Các loại vật liệu này đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến thiết các công trình. Cụ thể, vật liệu xây dựng chống cháy có các công dụng chính như sau:

    • Ngăn ngừa sự lan truyền của lửa, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ tại các công trình xây dựng.

    • Bảo vệ cấu trúc tòa nhà trong trường hợp đám cháy gây ra nhiệt lượng lớn, áp suất cao, làm hư hỏng và sụp đổ các loại vật liệu khác.
    • Ngăn ngừa sự phát tán của khí độc và khói trong đám cháy, bảo vệ sức khỏe con người.
    • Kéo dài thời gian cho việc cứu hỏa bằng cách hạn chế sự lây lan của đám cháy trong khi chờ đợi đội cứu hộ tới.

    Tổng hợp các vật liệu chống cháy phổ biến nhất hiện nay

    Hiện nay, việc triển khai sử dụng các vật liệu ngăn cháy trong xây dựng đã trở thành hạng mục bắt buộc tại mỗi công trình. Theo đó, việc chọn lựa và cân nhắc sử dụng vật liệu ngăn cháy nào cũng được khách hàng và chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn. Dưới đây là tổng hợp 10 vật liệu chống cháy tốt nhất hiện nay, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng - thiết kế bạn không thể bỏ qua:

    1. Tấm cách nhiệt chống cháy CERARL

    Tấm cách nhiệt chống cháy CERARL là sản phẩm chống cháy cách nhiệt có khả năng chống cháy cực tốt, được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia đến từ AICA HPL và được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng tại Nhật Bản - Thị trường khó tính với những yêu cầu cao về chất lượng. 

    Tấm ốp tường chống cháy Cerarl
    Tấm ốp tường chống cháy CERARL

    Ưu điểm của loại vật liệu này chính là nhẹ, khả năng chống cháy, chống thấm và kháng khuẩn tốt. Đặc biệt có khả năng chống va đập cao, lý tưởng cho các khu vực có nhiệt độ cao, ẩm ướt, đề cao yếu tố vệ sinh, vô trùng như phòng tắm, hành lang, tiền sảnh, bệnh viện,... 

    Thêm nữa, tấm cách nhiệt chống cháy Cerarl còn được thiết kế kế đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, như dạng vân gỗ tự nhiên, đá cẩm thạch, đá tự nhiên,... Nhờ đó, mang đến cho không gian sống sự tinh tế và sang trọng, giúp nâng tầm giá trị thẩm mỹ của công trình.

    Chính vì có quá nhiều ưu điểm như vậy, tấm cách nhiệt chống cháy CERARL được dự đoán sẽ trở thành một trong những vật liệu cách nhiệt chống cháy cao cấp hàng đầu cho ngành xây dựng hiện đại cũng như là giải pháp tổng hợp không gian chống cháy. Hiện nay, tấm AICA Cerarl đang được thử nghiệm tại nhiều công trình, tòa nhà công cộng trên khắp thế giới.

    Thông tin liên hệ:

    Bạn muốn tư vấn & tham khảo giá cho tấm ốp tường chống cháy CERARL có thể liên hệ với chúng tôi:

    • Hotline: 097.832.1294 (Hà Nội)
    • Hotline: 094.396.6662 (TP.HCM)
    • Email: cskh@aicahpl.com
    • Website: https://aicahpl.com
    • Địa chỉ tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Văn phòng tại TP.HCM: Lầu 2, Tòa nhà Halo, Số 33 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

    2. Tấm thạch cao chống cháy

    Thạch cao là vật liệu khó cháy được đặc biệt ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng trong suốt nhiều năm qua. Vật liệu cách nhiệt chống cháy này mang những đặc điểm ưu việt như: nhẹ, chịu nhiệt tốt, khả năng chống cháy, chống va đập cao, đặc biệt không gây hại đến môi trường và sức khỏe người dùng. Trong xây dựng, người ta thường sử dụng tấm thạch cao để dựng vách ngăn, làm trần chống cháy,....

    Ví dụ thực tế sử dụng tấm thạch cao chống cháy: Trung tâm thương mại Vincom Center, Tòa nhà Bitexco, Khu chung cư Ecopark...

    3. Bông thủy tinh cách nhiệt

    Đúng như tên gọi của mình, bông thủy tinh cách nhiệt là vật liệu chống cháy được chế tạo từ các sợi thủy tinh tổng hợp - chế xuất từ đá, xỉ và đất sét. Bông thủy tinh có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Đồng thời chất liệu này cũng được nhận định là vật có khả năng cách điện và có tính đàn hồi cao.

    Bông thủy tinh cách nhiệt
    Bông thủy tinh cách nhiệt

    Nhờ sở hữu những thế mạnh về khả năng chống cháy như trên, bông thủy tinh cách nhiệt thường được đưa vào xây dựng và thiết kế nhà xưởng, sử dụng trong các công trình như xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất,... 

    4. Bê tông chống cháy, chịu lửa

    Tìm hiểu về khái niệm chống cháy lan và các vật liệu có khả năng phòng chống cháy nổ, không thể không nhắc đến bê tông. Đây là loại vật liệu chịu được lửa cực hiệu quả, với thành phần chính gồm lõi thép, xi măng, cát, đá, và phụ gia,... Tất cả những vật liệu này đều khó bắt lửa, do đó khả năng cách nhiệt và phòng chống sự lây lan đám cháy của bê tông là điều không cần bàn tới. 

    Bê tông chống cháy chịu lửa
    Bê tông chống cháy chịu lửa

    Hiện nay, bê tông không cháy được ứng dụng trong hầu hết mọi công trình, bao gồm cả những công trình lớn như phân xưởng, khu công nghiệp,... đến các công trình nhỏ như nhà ở, xưởng chế xuất,.....

    5. Gạch mát chống cháy

    Gạch mát là loại vật liệu chống cháy lý tưởng không nên bỏ qua khi kiến thiết các công trình xây dựng. Gạch mát được cấu thành bởi 2 lớp xi măng đặc chủng mỏng 2 bên, ở giữa là lớp nhựa Polyurethane . Đây là loại nhựa công nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội như: độ bền cao, khả năng chống sốc và đàn hồi tốt. 

    Gạch mát chống cháy
    Gạch mát chống cháy

    Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng cách nhiệt và cách âm tương đối tốt. Chính vì vậy, gạch mát thường xuyên được đưa vào sử dụng cho các hạng mục lát sàn cách âm, ốp tường chống cháy, trần chống cháy,...

    6. Kính chống cháy

    Kính chống cháy cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình nhà ở dân dụng, các tòa cao ốc, văn phòng. Loại kính cường lực chống cháy này được cấu tạo từ 2 lớp kính, liên kết với nhau bởi một 1 hoặc nhiều lớp film chống cháy (film cách nhiệt). Kính chống cháy có khả năng ngăn lửa, chống cháy lan, kéo dài và làm giảm thiệt hại trong đám cháy ở mức tối đa.

    Kính chống cháy
    Kính chống cháy

    7. Gỗ nhân tạo chống cháy

    Trái ngược hoàn toàn với gỗ tự nhiên, vốn là vật liệu có khả năng bắt lửa khá tốt thì gỗ nhân tạo lại có khả năng chống cháy vượt trội hơn hẳn. Gỗ chống cháy gồm 2 loại chính là gỗ composite (WPC) và gỗ melamine (MFC).

    Trong đó, gỗ composite (WPC) hay còn được gọi là gỗ nhựa, là loại gỗ chống cháy được cấu tạo từ những vật liệu chính như bột gỗ và nhựa, có khả năng chống cháy và chịu nhiệt tốt vượt trội. Với gỗ melamine (MFC), cấu tạo lại đơn giản hơn nhiều. Loại gỗ chống cháy này chủ yếu vẫn được làm từ gỗ thông thường và có phủ thêm một chất chống cháy bên ngoài là melamine.

    Do sở hữu những thế mạnh sẵn có về khả năng chống cháy, giá trị thẩm mỹ nên gỗ chống cháy được ứng dụng nhiều trong các công trình lớn nhỏ khác nhau chủ yếu để làm sử dụng để làm cửa chống cháy.

    8. Giấy tổ ong (Honeycomb)

    Giấy tổ ong (Honeycomb) được biết đến là một trong những vật liệu chống cháy an toàn và hữu hiệu, được ứng nhiều trong sản xuất nên các thiết bị như cửa gỗ chống cháy, cửa thép vân gỗ. Vật liệu giúp tăng khả năng chống cháy lan, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản trước hỏa hoạn.

    giấy tổ ong chống cháy Honeycomb
    Giấy tổ ong (Honeycomb)

    Có một sự thực khá thú vị là giấy tổ ong chống cháy lại được cấu thành bởi các nguyên liệu có khả bắt lửa hay nói cách khác là dễ cháy đó chính là giấy. Tuy nhiên, cấu tạo của giấy tổ ong chống cháy (honeycomb) lại có sự linh hoạt hơn. Người ta sử dụng lõi giấy tái chế sau đó bọc lại bởi hai lớp giấy khác hoặc bọc bằng sợi thủy tinh để tùy chỉnh độ mỏng dày. Vật liệu này có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, an toàn với môi trường và đặc biệt là có thể giúp giải bài toán kinh phí hóc búa trong xây dựng và kiến thiết các công trình nói chung.

    Để chắc chắn hơn khi sử dụng vật liệu ngăn cháy được làm từ giấy tổ ong, bạn có thể đánh giá thông qua các chứng từ kiểm định của sản phẩm. Bởi, theo quy định đối với các cửa ngăn cháy, nếu tổ hợp mẫu vật liệu được cấu tạo từ giấy tổ ong hay các vật liệu khó cháy khác, khi được thử nghiệm giới hạn chịu lửa và có kết quả đạt thì sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định.

    9. Sơn chống cháy

    Sơn chống cháy được nhận định như một giải pháp giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của đám cháy thụ động có tính hiệu quả cao mà các chủ thầu, nhà đầu tư nên cân nhắc. Ưu điểm của vật liệu này là bền, có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại chất liệu (gỗ, sắt, thép,...) và có giá trị thẩm cao.

    son chống cháy
    Sơn chống cháy

    Sơn chống cháy thường được ứng dụng nhiều trong các công trình nhà ở và ngoài trời. Vật liệu này tương đối dễ sử dụng và không gây tiêu tốn thời gian thi công. Khi đám cháy xảy ra, chất liệu này có khả năng giảm quá trình nung nóng của các thiết bị, bảo vệ hiệu quả các bề mặt (bê tông, gỗ, thép,...), đồng thời giúp ngăn ngừa sự phát tán của khí độc trên phạm vị rộng.

    10. Panel chống cháy

    Panel (tôn xốp không cháy lan) cũng là loại vật liệu ngăn cháy lan được sử dụng nhiều tại các công trình xây dựng lớn do có giá trị thẩm mỹ cao, bền và rất dễ vệ sinh. Ngoài ra còn rất tối ưu về mặt chi phí. Người ta thường sử dụng panel chống cháy để làm tường, trần và mái cho các công trình nhà xưởng, nhà tiền chế, vách ngăn nhà xưởng,... Là loại vật liệu cách nhiệt chống cháy do đó mang đến sự mát mẻ cho không gian, tăng tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các nguy cơ cháy lan có thể xảy đến nếu phát sinh hỏa hoạn.

    Panel chống cháy
    Panel chống cháy

    Tham khảo về tiêu chuẩn vật liệu chống cháy

    Để có những đánh giá chi tiết nhất về vật liệu có khả năng phòng chống cháy nổ và tính năng ưu việt của mỗi loại, bạn có thể đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn vật liệu xây dựng chống cháy như dưới đây:

    • Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy 2023 trong sản xuất: Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật được ban hành bởi Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, dưới sự đề nghị của Bộ công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng vật liệu ngăn cháy. Quy định này được công bố chính thức bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong đó, có chi tiết các quy định cho từng lĩnh vực và công trình cụ thể. Bạn có thể tham khảo các văn bản sau để nắm rõ về các tiêu chuẩn chống cháy: Nghị định 136/2020/NĐ-CPThông tư 149/2020/TT-BCA.
    • Quy chuẩn Việt Nam của Bộ xây dựng về an toàn chống cháy cho nhà và công trình: Được nêu rõ trong QCVN 06:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chống cháy cho nhà và công trình. Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong việc lựa chọn mức độ chống cháy cho các bộ phận ngăn cháy, bao gồm cửa chống cháy và các bộ phận ngăn cháy khác.
    • Tiêu chuẩn chống cháy lan (được ban hành cụ thể trong Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD): Tiêu chuẩn này đề cập đến khả năng ngăn chặn sự lan truyền của các đám cháy của vật liệu thường là những vật liệu có khả năng hạn chế diện tích và cường độ cũng như thời gian duy trì đám cháy. Những vật liệu đáp ứng được các tiêu chuẩn này có thể đảm bảo hiệu quả cháy lan trong các công trình xây dựng.
    • Tiêu chuẩn chống cháy B2: Trong đó, B1, B2, B3 là phân loại các vật liệu xây dựng dựa trên khả năng cháy: B1 là vật liệu không dễ cháy, B2 là vật liệu bắt cháy, B3 là vật liệu dễ cháy. Tiêu chuẩn B2 là tiêu chuẩn được quy định vật liệu không cháy dành riêng cho sử dụng trong xây dựng, kiến thiết công trình. Để đảm bảo tiêu chuẩn B2, bắt buộc vật liệu đó phải thỏa mãn các điều kiện được đưa ra theo quy định.
    • Tiêu chuẩn chống cháy UL - Underwriters Laboratory: Tiêu chuẩn được kiểm nghiệm bởi các bên thứ 3 do Chính phủ Mỹ cấp phép hoạt động. Trong đó các kết quả đánh giá được đưa ra rất khắt khe và không chịu tác động bởi bất kỳ một đầu mối trung gian nào. 

    Kinh nghiệm lựa chọn các vật liệu xây dựng chống cháy hiệu quả và tối ưu

    Kinh nghiệm lựa chọn các vật liệu chống cháy
    Kinh nghiệm lựa chọn các vật liệu xây dựng chống cháy hiệu quả và tối ưu

    Khi lựa chọn vật liệu chống cháy, để gia tăng tính hiệu quả và tối ưu, bạn nên tham khảo một số lưu ý dưới đây:

    • Lựa chọn vật liệu dễ thi công.
    • Chọn loại vật liệu có kích thước đa dạng, có thể tùy chỉnh dễ dàng trong quá trình thi công - thiết kế.
    • Chọn những loại vật liệu có thời gian cháy càng lâu càng tốt để giảm thiểu tối đa thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
    • Ưu tiên các loại vật liệu có độ bền cao.
    • Chọn vật liệu đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, khả năng chống cháy.
    • Chọn loại vật liệu có mức chi phí tối ưu.
    • Ưu tiên các đơn vị cung cấp vật liệu phòng chống cháy nổ uy tín, danh tiếng trên thị trường.

    Ứng dụng thực tế vật liệu chống cháy trong các công trình xây dựng

    Các vật liệu có khả năng ngăn cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho các công trình xây dựng. Dưới đây sẽ là một số ứng dụng thực tế mà bạn có thể tham khảo:

      Vị trí ứng dụng Loại vật liệu Ví dụ thực tế (nếu có)
    Vách ngăn chống cháy Vách ngăn cho các khu vực như: Cầu thang bộ, hành lang, phòng kỹ thuật, kho chứa vật liệu dễ cháy, phòng mổ, phòng hồi sức trong bệnh viện, phòng học trong trường học...
    • Vách thạch cao chống cháy
    • Vách panel chịu lửa
    • Vách panel chịu lửa được sử dụng tại Chung cư Carina Plaza, TP.HCM
    • Vách thạch cao chống cháy được sử dụng cho khu vực phòng mổ, phòng hồi sức tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
    Cửa chống cháy

    - Cửa ra vào khu vực phòng máy chủ, kho lưu trữ.

    - Cửa thoát hiểm tại các tòa nhà cao tầng

    - Cửa ra vào khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như: nhà kho, nhà bếp...

    • Cửa thép chống cháy
    • Cửa gỗ chống cháy
    - Ứng dụng cho Tòa nhà Bitexco, TP.HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội...
    Trần chống cháy - Trần nhà cho các khu vực nhạy cảm như: nhà kho, bếp. Các khu vực quan trọng như khu vực chứa máy chủ, kho lưu trữ
    • Trần thạch cao chống cháy
    • Trần panel chịu lửa
    - Ứng dụng tại TTTM AEON MALL Long Biên, Nhà hát lớn Hà Nội...
    Sơn chống cháy

    - Kết cấu thép, dầm, cột cho các nhà máy xí nghiệp.

    - Kết cấu thép cho các tòa nhà cao tầng

    - Bề mặt tường, trần nhà cho những nơi có nguy cơ cháy nổ cao

    - Hệ thống ống dẫn điện, dẫn nước

    • Sơn chống cháy gốc dung môi
    • Sơn chống cháy gốc nước
    - Ứng dụng tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam...

    >>> Tham khảo thêm: TOP 7 Vật liệu chống cháy phòng Karaoke phổ biến và chất lượng.

    Một số nghiên cứu mới về vật liệu ngăn cháy nổ trong tương lai

    Cũng giống như các lĩnh vực khác, vật liệu phòng chống cháy nổ cũng cần nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm có tính năng vượt trội, tối ưu trở thành xu hướng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống:

    Vật liệu nano chống cháy

    Với việc sử dụng nanoalumina, nanoclay, nanosilica nhằm tăng khả năng chống cháy và cách nhiệt hiệu quả hơn cho các vật liệu truyền thống như: Gỗ, nhựa...

    Vật liệu khó cháy sinh học

    Chiết khuất các hợp chất chống cháy từ nấm, tảo, vỏ sò... Bên cạnh đó phát triển các loại sơn, gel chống cháy có nguồn gốc sinh học đặc biệt an toàn với môi trường.

    Vật liệu thông minh chống cháy

    Tích hợp các cảm biến báo cháy vào các loại vật liệu phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó phát triển vật liệu có khả năng tự dập tắt đám cháy hoặc tín hiệu cảnh báo sớm cũng là xu hướng được nhiều người quan tâm.

    Lời kết:

    Có thể thấy chọn vật liệu chống cháy là hạng mục quan trọng trong xây dựng và kiến thiết các công trình. Vật liệu giúp đảm bảo tính an toàn cho công trình và tính mạng con người trước các đám cháy, ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra nếu phát sinh hỏa hoạn. Tham khảo ngay 10 loại vật liệu có khả năng chịu lửa, chịu nhiệt ưu việt được ACIA HPL tổng hợp và chia sẻ trên đây để công trình của bạn luôn vững bền theo thời gian nhé!

    Khánh Khiêm | Kiến thức
     

    TOP