Trong số các tiêu chuẩn đánh giá khả năng chịu lửa của các công trình xây dựng, bậc chịu lửa của công trình luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhờ việc xác định bậc chịu lửa, kiến trúc sư cũng như chủ thầu của công trình có thể thiết kế những phương án phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất. Vậy bậc chịu lửa của công trình là gì và được xác định như thế nào? Bài viết dưới đây của AICA HPL sẽ trình bày rõ hơn về các vấn đề xoay quanh khái niệm này!
Bậc chịu lửa của công trình hay còn được gọi là bậc chống cháy, là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, kiến thiết các hệ thống phòng cháy chữa cháy của các công trình xây dựng.
Khái niệm này được quy định rõ nhất tại Mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành. Cụ thể: “Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.”
>>> Xem thêm: TOP 10 VẬT LIỆU CHỐNG CHÁY PHỔ BIẾN VÀ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT 2024
Để có thể phân loại bậc chịu lửa của công trình một cách chuẩn xác nhất, người ta áp dụng thang đo tiêu chuẩn với 5 bậc khác nhau (I, II, III, IV, V). Trong đó, mỗi cấp bậc sẽ được phân theo mức độ giảm dần về khả năng chống cháy - chống lại sự phá hủy trong điều kiện hỏa hoạn. Trong đó, việc phân loại bậc chịu lửa của công trình sẽ được quy định mới nhất theo QC06:2021/BXD và TCVN 2622-1995.
Để tính toán và xác định chính xác bậc chịu lửa của công trình, người ta áp dụng 1 trong 2 cách hoặc cả 2, đó là: Tính theo Quy chuẩn QCVN và Tính theo tiêu chuẩn. Trước khi tìm hiểu về 2 cách tính này, bạn cần nắm rõ một số khái niệm sau:
1. Giới hạn chịu lửa: Thời gian tính từ khi thử bắt đầu chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện 1 trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện như: mất tính toàn vẹn, mất khả năng cách nhiệt hoặc mất khả năng chịu lực,...
2. Tuổi thọ công trình: Khả năng của công trình xây dựng đảm bảo các tính chất cơ lý, các tính chất khác được thiết lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng trong suốt thời gian khai thác và vận hành.
3. Độ bền vững: Đặc trưng tổng quát về độ bền, tính ổn định của công trình trong suốt thời gian khai thác, sử dụng.
Đây là cách xác định bậc chịu lửa của công trình được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng dựa trên quy định về bậc chịu lửa của công trình theo Quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD. Chi tiết như sau:
Bậc chịu lửa |
Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn |
||||||
Các bộ phận chịu lực của nhà |
Tường ngoài không chịu lực |
Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm) |
Bộ phận mái trong nhà không có tầng áp mái |
Kết cấu buồng thang bộ |
|||
Tấm lợp (bao gồm tấm lớp có lớp cách nhiệt) |
Giàn, dầm, xà gồ |
Tường trong |
Bản thang và chiếu thang |
||||
I |
R 120 |
E 30 |
REI 60 |
RE 30 |
R 30 |
REI 120 |
R 60 |
II |
R 90 |
E 15 |
REI 45 |
RE 15 |
R 15 |
REI 90 |
R 60 |
III |
R 45 |
E 15 |
REI 45 |
RE 15 |
R 15 |
REI 60 |
R 45 |
IV |
R 15 |
E 15 |
REI 15 |
RE 15 |
R 15 |
REI 45 |
R 15 |
V |
Không quy định |
||||||
Chú thích:
|
Nhìn vào quy chuẩn mới nhất của Bộ xây dựng QC06:2021/BXD, ta thấy có một số thay đổi về cách tính bậc chịu lửa so với tiêu chuẩn cũ . Cụ thể, giới hạn chịu lực của bộ phận kết cấu đã có sự giảm đi so với QC03:2012/BXD. Điều này cho thấy những thử nghiệm và kiểm định giới hạn chịu lửa cho vật liệu và các công trình xây dựng đang ngày càng trở nên gắt gao hơn. Thậm chí, một số vật liệu như cửa kính chống cháy, tấm ốp tường chống cháy,... cũng khó có thể vượt qua thử nghiệm tại phòng thí nghiệm.
Bên cạnh đó, người ta cũng áp dụng một cách tính bậc chịu lửa của công trình khác đó là tính theo tiêu chuẩn, được quy định rõ tại TCVN 2622-1995. Trong đó, bảng 2 của TCVN 2622-1995 sẽ giúp xác định bậc chịu lửa của công trình, áp dụng cho cột, sàn, tường,...
Bậc chịu lửa của ngôi nhà |
Giới hạn chịu lửa (phút) |
|||||
Cột tường chịu lực, buồng thang |
Chiếu nghỉ, bậc và các cấu kiện khác của thang |
Tường ngoài không chịu lực |
Tường trong không chịu lực (tường ngăn) |
Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của sàn |
Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của mái |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
I |
150 |
60 |
30 |
30 |
60 |
30 |
II |
120 |
60 |
15 |
15 |
45 |
15 |
III |
120 |
60 |
15 |
15 |
45 |
Không quy định |
IV |
30 |
15 |
15 |
15 |
15 |
Không quy định |
V |
Không quy định |
Đối với cách tính này, cần căn cứ thêm vào phụ lục C TCVN 2622-1995 để tra vật liệu tương ứng có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu. Nếu kết cấu không chỉ rõ giới hạn chịu lửa, cần đem đối chiếu với bảng thông tin giới hạn chịu lửa theo TCVN 2622-1995 trên đây để tra ra bậc chịu lửa công trình.
Từ bậc chịu lửa và hạng sản xuất của công trình tính ra khoang cháy cho phép tương ứng, số tầng tối đa được phép xây,... Từ đó, tính toán hệ thống phòng cháy chữa cháy tương ứng (Chi tiết xem thêm trong Phụ lục F/QC 06 và H/QC 06 về khoang cháy).
Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cao nhất nhất, nhà thầu nên kết hợp cả 2 cách tính theo QCVN 06-2022 và TCVN 2622-2015 để xác định chính xác nhất về bậc chịu lửa của một công trình xây dựng. Trong trường hợp không thể chứng minh hoặc vật liệu không thể xác định được bậc chịu lửa thì bên Phòng cháy chữa cháy sẽ chọn bậc V (có nghĩa là bậc chịu lửa thấp nhất).
Lời kết:
Có thể thấy bậc chịu lửa của công trình là yếu tố cốt lõi trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Nắm rõ khái niệm và cách tính của bậc chịu lửa sẽ giúp các nhà đầu tư, chủ thầu xác định những phương án phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất, đảm bảo các công trình vận hành tốt, ổn định và lâu dài. Để có thể hiểu thêm về các giải pháp chống cháy và các vật liệu chống cháy hiệu quả, hãy liên hệ với AICA theo hotline 0914 48 28 68 hoặc 024-3858 3366 để được tư vấn chi tiết. AICA luôn sẵn sàng đồng hành và hợp tác cùng quý khách hàng trong hành trình kiến tạo các công trình vững bền vượt thời gian.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108993025
Copyright © 2024 AICA HPL