Ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm đặc biệt bởi những tác động trực tiếp của nó đối với con người, từ thiên tai, dịch bệnh, ung thư… cho đến những tác động tới sức khỏe thông thường như hắt hơi, dị ứng…
Ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm đặc biệt bởi những tác động trực tiếp của nó đối với con người, từ thiên tai, dịch bệnh, ung thư… cho đến những tác động tới sức khỏe thông thường như hắt hơi, dị ứng… Chúng ta đã có bao nhiêu cuộc họp, hội thảo, cho đến các hội nghị thượng đỉnh của các nước trên thế giới về vấn đề này? Chúng ta đã bỏ bao nhiêu công sức và sự tập trung giải quyết ô nhiễm môi trường bên ngoài? Câu hỏi đặt ra là: “Môi trường trong nhà bạn đang thế nào? Có bị ô nhiễm không?” Sự thật là thời gian sống của đa số chúng ta chủ yếu là ở trong nhà, từ công nhân cho tới quan chức chính phủ. Do vậy, ô nhiễm trong nhà có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Chúng ta cứ nghĩ rằng ô nhiễm ngoài trời có tác động mạnh hơn trong nhà, nhưng thực ra điều chúng ta vẫn nghĩ chỉ là tưởng tượng. Mặc dù ô nhiễm trong nhà vẫn chưa được đánh giá hết, nhưng nhận thức về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm trong nhà là rất đáng được quan tâm.
Trước hết phải nói rằng, môi trường trong nhà không bảo vệ an toàn cho người trong nhà hơn bầu không khí bên ngoài, nó thường tập trung các chất ô nhiễm cao hơn không khí ngoài trời. Bởi vì ô nhiễm không khí trong nhà rất khó nhận biết, không có mùi hoặc mùi rất nhẹ. Bình thường thì con người trải qua 90% thời gian ở trong nhà. Do vậy, con người rất dễ thích nghi với các mùi đó nên thường không quan tâm đến chúng. Có nhiều nguồn gây ô nhiễm trong nhà, nhưng lại rất khó xác định nguồn ô nhiễm nào là nguồn gây bệnh cho con người, ngay cả khi bạn biết rằng không khí trong nhà đang có vấn đề. Có 4 loại nguyên nhân chính gây ô nhiễm trong nhà như sau:
Loại vật liệu chúng ta dùng để xây dựng và trang bị cho ngôi nhà, có rất nhiều vật liệu tổng hợp đáng kinh ngạc từ thảm chùi chân, nệm cao su, sơn tường, các vật liệu sản xuất từ gỗ… Khí thải từ các vật liệu này, chính là những hợp chất hóa học từ bên trong chúng, bị phá vỡ dần và thải ra không khí một cách từ từ ở dạng các khí độc hại.
Những hóa chất được dùng để làm sạch, chất tẩy rửa… có nguồn gốc từ dầu mỏ và thuốc diệt côn trùng, khử mùi không khí. Các sản phẩm này tạo ra một lượng các chất độc hại khi sử dụng, lượng này được hòa tan vào không khí theo thời gian.
Kỹ thuật xây dựng hiện đại: Các căn nhà ngày nay thường được cách ly tốt hơn và kín hơn so với các căn nhà trước đây. Điều này dẫn tới không khí trong nhà không được lưu thông để loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại, do đó chất lượng không khí trở nên ngày càng xấu đi.
Các thiết bị đốt nóng như lò sưởi, bình nóng lạnh, bếp gas, bếp than…những thiết bị này sẽ thải vào không khí một lượng không hề nhỏ khí cacbon mono oxit.
Randon được tìm thấy vào năm 1900 và đến năm 1923 tên Randon chính thức được sử dụng. Randon là một chất khí không màu, không mùi, không vị, có tính phóng xạ tự nhiên cao.
Khí Randon là loại khí phóng xạ được tạo ra một cách tự nhiên và thường sinh ra từ sự phát xạ của uranium. Một số loại vật liệu xây dựng như đá granite, bê tông… cũng có thể thải ra radon, nhưng đáng kể nhất vẫn là từ đất. Nồng độ radon trong các cao ốc đều cao, điều này có thể do sự chênh lệch về áp suất, khiến cho radon bị hút lên phía trên từ những vết nứt trên nền đất hoặc sàn nhà. Cũng do sự chênh lệch áp suất đó nên radon từ ngoài cũng xâm nhập vào trong nhà. Lượng Radon phụ thuộc vào thế đất của ngôi nhà và tình trạng nền móng của ngôi nhà.
Theo nghiên cứu, Randon có chu kỳ bán hủy là 3,8 ngày, trước khi phân hủy thành 4 sản phẩm có chu kỳ bán hủy ngắn, phát ra các hạt α và tia β khi phân rã. Những người hút thuốc lá đặc biệt bị ảnh hưởng tới của Randon và dễ mắc ung thư phổi hơn. Khi hít vào, Randon đi vào phổi, khi đã đi sâu vào bên trong, năng lượng Randon nổ vỡ ra phá hủy màng phổi, gây ung thư. Khả năng mắc ung thư phụ thuộc vào:
Lượng Randon có mặt trong nhà.
Thời gian tại nhà.
Bạn có từng hút thuốc lá.
Formaldehyde là chất khí không màu, có mùi cay, gây cảm giác nóng rát tong mắt và cuống họng, gây buồn nôn và khó thở nếu tiếp xúc với chúng ở nồng độ cao (trên 0,1 ppm). Nồng độ formaldehyde cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Nó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở động vật và cả ở người.
Formaldehyde được dùng nhiều trong công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng như các vật liệu xây dựng và đồ đạc trong gia đình, trong công sở: ván sàn, panel, đồ gỗ (bàn, ghế, tủ, giường…), các tấm cách nhiệt, cách âm từ nhựa ure-formaldehyde để ốp tường… Tất cả những sản phẩm trên đều dùng nhựa chứa formaldehyde, hoặc làm chất kết dính, hoặc sơn phủ bề mặt, vì vậy mà formaldehyde có mặt ở khắp nơi.
Các chất bay hơi hữu cơ gồm: metyl chloroform, benzen, toluen, xylen, etanol, metanol, aceton, formaldehyde… Chúng thoát ra từ mọi vật liệu và sản phẩm thông dụng như vật liệu xây dựng, sơn và vecni, nhiên liệu, sản phẩm tiêu dùng, thuốc sát trùng gia dụng, chất tẩy rửa, chất làm mềm vải, mỹ phẩm… Khi tiếp xúc thường xuyên và lâu dài, các chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sống trong nhà. Nói chung những chất này hòa tan trong mỡ và dễ bị hấp thu qua phổi. Thông qua máu vào não có thể gây ra sự suy giảm hệ thống thần kinh trung ương và làm cho người mệt mỏi, uể oải khó chịu. Ancol, hydrocacbon thơm và aldehyde có thể kích thích màng nhầy.
Ngày nay đô thị ngày càng phát triển và chật chội hơn. Do vậy việc đun nấu trong nhà nghiễm nhiên trở thành một vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Việc đun nấu bằng bếp ga trở thành nguồn phát sinh ra khí CO, CO2, NO, NO2, các aldehyde, các hạt lơ lửng (gọi chung là aerosol) và nhiều chất hữu cơ khác… Đấy là còn chưa kể đến các loại mùi thức ăn, đặc biệt là mùi chiên, rán, xào… và mùi khét từ dầu ăn. Do không được thông thoáng nên chúng bị lưu giữ trong nhà, gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nội thất.
Thói quen của người Việt từ ngàn năm nay là thường thắp nhang, đèn vào các ngày lễ tết, ngày giỗ chạp, có cả những người ngày bình thường cũng đốt nhang liên tục. Trong khói nhang có chứa hàng chục chất độc như: CO, CO2, benzen, NO, C2H4 và nhiều chất hóa học chứa trong nguyên liệu làm nhang, phẩm màu. Điều nguy hiểm là do quan niệm sau khi đốt nhang xong thì nhang phải cong, giữ nguyên hình dáng nên vô tình người sản xuất càng bổ sung thêm những chất hóa học vừa để chống ẩm, chống mốc, làm nhang cháy dễ hơn…và điều đó làm khói nhang càng độc hơn. Đèn cầy chế từ mỡ và chất béo khác, khi cháy tạo ra nhiều chất độc gây ung thư. Trong đó đáng chú ý có Etylen trong nhang, nó sẽ gây độc đáng kể đến những người có trong phòng. Khói nhang còn dễ kích ứng mắt và đường hô hấp.
Với thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam là điều kiện rất thuận lợi để nấm mốc phát triển trên đồ gỗ, tường đá, nền nhà, trên thức ăn, vật liệu cách ly… dần dần gây ra sự mục rữa, thối nát. Nấm tạo ra các chất gây dị ứng cho người, thậm chí là gây bệnh hen cho người dị ứng với nấm. Một số triệu chứng thường gặp như đau đầu, khó thở, da bị kích thích, dị ứng và một loạt triệu chứng của bệnh hen, viêm phổi…
>>> Có thể bạn quan tâm: TOP 7 LOẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Hiện nay chúng ta vẫn thường quan tâm nhiều đến ô nhiễm môi trường bên ngoài mà bỏ quên sự ô nhiễm trong nhà. Vì những tính chất độc hại và nguy hiểm của các chất gây ô nhiễm trong nhà đã đề cập ở trên, hy vọng các bạn có sự lựa chọn sáng suốt khi thiết kế xây dựng cho ngôi nhà mới cũng như sự lựa chọn thông minh khi mua sắm vật dụng dùng trong nhà để giảm thiểu sự ô nhiễm. Đồng thời có những biện pháp khắc phục, mà một trong những hành động đơn giản là trồng cây trong nhà. Những cây trồng phù hợp với việc lọc khí trong nhà sẽ được đề cập trong bài viết sắp tới.
Ở nước ta, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu tình trạng ô nhiễm trong nhà. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có những công trình nghiên cứu cụ thể và đánh giá mức độ nguy hiểm và tác hại của chúng để chúng ta có sự quan tâm đúng mức hơn và bảo vệ tốt hơn sức khỏe con người.
>>> Xem thêm các sản phẩm của AICA HPL: TẠI ĐÂY
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108993025
Copyright © 2024 AICA HPL