An toàn cháy nổ là một trong những công tác quan trọng mà mỗi gia đình, đơn vị, tổ chức cần phải tuân thủ để bảo vệ tính mạng và tài sản của mình trước nguy cơ hỏa hoạn. Và để làm tốt công tác này, bản thân mỗi người cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về phòng chống cháy nổ, tuân thủ và áp dụng các biện pháp phòng tránh cháy nổ đã được chỉ định. Hãy cùng AICA HPL khám phá chi tiết về các quy định và biện pháp an toàn phòng chống cháy, nổ trong bài viết dưới đây nhé!
An toàn phòng chống cháy nổ (an toàn phòng cháy chữa cháy) là tập hợp các giải pháp có tính kỹ thuật cao và những hành động liên quan được thực hiện nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ cháy nổ, hỗ trợ dập tắt đám cháy nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng cháy lan. Qua đó làm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
Cần lưu ý rằng, nguy cơ không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nnổ luôn “rình rập” trong đời sống thường nhật, xuất phát từ nhiều nguyên nhân cháy nổ khác nhau, bao gồm lỗi hệ thống điện, cháy do chất lỏng, khí gas, bảo dưỡng không đúng quy trình hoặc do vi phạm các quy định về an toàn.
Để nâng cao nhận thức về an toàn phòng chống cháy nổ, mỗi người cần phải liên tục cập nhật các kiến thức liên quan, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định được ban hành về an toàn phòng ngừa cháy nổ. Bên cạnh đó, cũng cần có sự đánh giá chính xác các nguy cơ cháy nổ để xây dựng những biện pháp bảo vệ hiệu quả.
An toàn được nhận định là một trong những công tác quan trọng hàng đầu hiện nay mà mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức cần phải tuân thủ để bảo vệ tính mạng và tài sản của mình trước các hiểm họa cháy nổ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Cụ thể, kỹ thuật an toàn phòng tránh cháy nổ sẽ mang đến những lợi ích như sau:
>>> Xem thêm: Thực trạng cháy nổ hiện nay và những con số đáng để suy ngẫm
Ý thức được tầm quan trọng của phòng ngừa cháy nổ trong đời sống, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản liên quan đến quy định an toàn phòng chống cháy nổ và các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy để mỗi người dân có thể nắm vững. Chi tiết các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn cháy nổ được thể hiện thông qua các văn bản, quy định sau:
Mã số | Nội dung tiêu chuẩn |
TCVN 3254 - 1989 |
An toàn cháy - Yêu cầu chung |
TCVN - 3255 - 1986 |
An toàn nổ - Yêu cầu chung |
TCVN 3991 - 85 |
Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - Thuật ngữ - Định nghĩa |
TCVN 4879 1989 |
Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn |
TCVN 2622 - 1995 |
Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế |
TCVN 5279 - 90 |
Bụi cháy - An toàn cháy nổ - Yêu cầu chung |
TCVN 5738 - 1993 |
Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 6161 - 1996 |
Phòng cháy chữa cháy - chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế |
TCXD 215 -1998 |
Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Phát hiện cháy và báo động cháy |
TCVN 3890 - 84 |
Phương tiện và thiết bị chữa cháy Bố trí, bảo quản , kiểm tra , bảo dưỡng |
TCXD 217-1998 |
Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dụng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu dễ cháy |
TCVN 4878 - 1989 |
Phân loại cháy |
TCVN 5040 - 1990 |
Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ dựng trên sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 5303 - 1990 |
An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa |
TCVN 6161 - 1996 |
Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế |
TCXD 216 - 1998 |
Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thiết bị chữa cháy |
TCVN 6379 - 1998 |
Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật |
TCXD 218 - 1998 |
Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung |
Ngoài ra, để đảm bảo sự chính xác và phù hợp với các yêu cầu phòng chống và chữa cháy thực tế, các văn bản quy định về xây dựng, tiêu chuẩn chống cháy cũng liên tục được cập nhật và tùy chỉnh. Qua đó giúp nâng cao khả năng phòng cháy ở mức tốt nhất, giúp mỗi người dân có thể đảm bảo an toàn ở khu vực nơi mình sinh sống, học tập, làm việc.
Để đảm bảo an toàn cháy nổ, mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng và chữa cháy. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các biện pháp phòng chống cháy nổ dưới đây:
Các dụng cụ, thiết bị an toàn phòng ngừa cháy nổ có nguy cơ bị hỏng hóc nếu khôngsử dụng trong suốt thời gian dài. Do đó, để luôn chủ động trước các nguy cơ hỏa hoạn, bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy được thực hiện toàn diện, cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì và thay thế các thiết bị này.
Việc lập kế hoạch an toàn phòng chống cháy nổ là điều quan trọng cần phải thực hiện trước tiên nhằm nâng cao ý thức phòng tránh cháy nổ, chuẩn bị “tâm lý” và gia tăng khả năng hành động của mỗi người trước nguy cơ hỏa hoạn. Trong đó, các công tác tuyên truyền về phòng chống cháy nổ, các buổi tập dượt và chữa cháy cần phải liên tục được thực thi tại mỗi địa phương, các khu vực dân sinh, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,... Song song với đó cũng cần đề xuất các kế hoạch phòng tránh cháy nổ tương ứng đối với từng trường hợp để luôn sẵn sàng trước các sự cố.
Sử dụng vật liệu chống cháy là biện pháp phòng ngừa cháy nổ tối ưu mà mỗi gia đình, đơn vị, tổ chức nên áp dụng để chủ động hơn trong việc phòng và chữa cháy. Với những đặc thù riêng về chất liệu, tính chất vật lý, các vật liệu chống cháy sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ bắt cháy, hạn chế tình trạng cháy lan nếu có hỏa hoạn phát sinh. Một vài loại vật liệu chống cháy ưu việt bạn có thể tham khảo là: tấm chống cháy Cerarl, tấm thạch cao, bông thủy tinh,....
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 vật liệu chống cháy phổ biến và được ứng dụng trong xây dựng 2024
Diễn tập chữa cháy thường xuyên sẽ giúp nâng cao khả năng hành động về an toàn cháy nổ của mỗi cá nhân. Từ đó có những phương án chữa cháy nhanh và chuẩn xác nhất, làm giảm tối đa những thiệt hại về người và của có thể xảy ra.
Bảo đảm an toàn cháy nổ không chỉ là công việc của các cơ quan chức năng, đó còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Nói cách khác, để công tác phòng cháy chữa được thức thi tốt nhất, đòi hỏi người dân phải phối hợp toàn diện với các đơn vị liên quan, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trước các hiểm họa cháy nổ có thể xảy ra.
Cháy nổ là điều khó có thể tránh khỏi trong đời sống thường ngày. Do đó, việc chuẩn bị sẵn tinh thần và xây dựng hệ thống cảnh báo cháy là điều mà mỗi gia đình, cơ quan, xí nghiệp cần phải làm để phát hiện cháy nổ sớm nhất, chặn đứng các nguy cơ cháy lan và các hiểm họa chập cháy có thể phát sinh.
Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ được toàn diện nhất, cần có sự sắp xếp hợp lý các dụng cụ trong nhà, trong khu vực sản xuất. Trong đó cần lưu ý cách ly các vật dụng dễ cháy nổ, bảo quản các loại chất lỏng, khí dễ bắt cháy ở khu vực riêng biệt.
Xử lý an toàn phòng chống cháy nổ muốn đạt hiệu quả cần phải có phương án hành động hợp lý, khoa học, đi từ các bước cơ bản đến chi tiết:
Trước tiên, cần phải nhận diện chính xác và đánh giá chi tiết tình hình cháy nổ. Trong đó cần làm rõ nguyên nhân gây cháy nổ là gì, đâu là nguồn phát cháy. Từ đây, bạn mới có thể đưa ra những kế hoạch hành động hợp lý.
Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá chi tiết khu vực và phạm vi cháy nổ. Tiếp đó là tiến hành hàng loạt các biện pháp an toàn cháy nổ quan trọng như:
Song song với các biện pháp ngăn ngừa đám cháy lan nhanh, cần thực hiện thêm một số biện pháp khẩn cấp và cứu hộ đi kèm:
Đối với lực lượng chuyên trách:
Đối với các cá nhân khác:
Lời kết:
Như vậy, bài viết trên đây đã thông tin đến bạn những kiến thức về an toàn cháy nổ là gì và những các biện pháp phòng chống cháy nổ cơ bản. Lưu ý áp dụng những nguyên tắc sau sẽ giúp bạn nâng cao khả năng bảo vệ tính mạng và tài sản cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp trước các nguy cơ cháy nổ, giúp bạn chủ động hơn trong bối cảnh phát sinh tình huống xấu. Trường hợp đang tìm kiếm các giải pháp chống cháy hiệu quả, đừng quên liên hệ với AICA HPL để được tư vấn những vật liệu chống cháy tốt nhất.
Đức Minh/Kiến thức
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108993025
Copyright © 2024 AICA HPL